Sẹo rỗ chính là di chứng của nhiều tác động gây ra cho làn da. Một khi làn da đã bị sẹo rỗ đồng nghĩa với việc hệ thống Collagen và Elestin dưới da đã bị đứt gãy nghiêm trọng. Khi gặp tổn thương nhẹ các tế bào nguyên sợi này sẽ tự tái tạo, làm lành theo phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng nếu bị thương tổn nặng thì sẽ tạo thành các hố lõm trên da, và đó là sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm).

Có 3 nguyên nhân thường gặp gây ra sẹo rỗ:
- Do thủy đậu hay bỏng rạ: Loại sẹo này có bề mặt rộng hơn từ 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành.
- Do mụn bọc, mụn trứng cá: Loại sẹo này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Tùy theo từng trường hợp mà mật độ khác nhau, tuy nhiên thường thấy ở nơi có trứng cá bọc xuất hiện như trán, hai bên má và mũi. Sẹo lõm do mụn trứng cá để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.
- Do mụn đầu đen: Sẹo có diện tích nhỏ hơn sẹo rỗ do mụn bọc, mụn trứng cá, thường xuất hiện ở hai bên má và cánh mũi. Chính mật độ dày đặc này làm cho kết cấu da xunh quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dày lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da bì, thô nhám.
Sẹo rỗ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ cho làn da, giảm đi sự tự tin về ngoại hình. Vì vậy, cần điều trị sớm và đúng phương pháp để đem lại hiệu quả.